Lễ hội Am Chúa

Là một trong những di tích Lịch sử Văn hóa lâu đời của Nha Trang Khánh Hòa, Am Chúa là nơi diễn ra cuộc đấu tranh cách mạng của quân dân xã Diên Điền nói riêng và huyện Diên Khánh nói chung. Hiện nay, trước sân của am vẫn còn một cây mã tiền cổ thụ có tuổi thọ trên 350 năm. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cây mã tiền nhiều lần được dùng làm cột treo cờ để biểu dương lực lượng, khơi dậy truyền thống yêu nước của nhân dân. Sau lưng Am Chúa còn lưu lại dấu vết của lô cốt, giao thông hào bằng đá do thực dân Pháp xây dựng trong những năm chiếm đóng tại đây. Với nhiều giá trị văn hoá và lịch sử cách mạng, năm 1999 Am Chúa đã được xếp hạng di tích Lịch sử Văn hóa quốc gia.

Lễ hội Am Chúa là dịp sinh hoạt văn hóa linh tính, để người dân  khánh hòa biểu thị tấm lòng "Uống nước nhớ nguồn", nhớ ơn Bà Mẹ Xứ Sở .

Lễ hội Am Chúa hay còn gọi là Lễ hội Thiên Y A Na được tổ chức từ ngày mùng 1 đến 3/3 âm lịch hằng năm tại Khu Di tích Lịch sử Văn hóa Am Chúa (núi Đại An, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa ). Đây là dịp sinh hoạt văn hóa linh tính, để người dân Khánh Hòa nói riêng, khách thập phương cả nước nói chung biểu thị tấm lòng "Uống nước nhớ nguồn". Nhớ ơn Bà Mẹ Xứ Sở đã dạy cho dân  khánh hòa  biết cấy cày, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải…

Theo truyền thuyết thì Thánh mẫu Thiên Y A Na là người có công dạy dân cày, cấy, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, chăm lo cuộc sống. Vì vậy Lễ hội Am Chúa là dịp để người dân nơi đây bày tỏ lòng thành kính tri ân Thánh mẫu và cũng là dịp để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no đủ…

Lễ hội Am Chúa diễn ra với các nghi lễ gồm: tế lễ, dâng hương, biểu diễn múa bóng… mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt trong lễ hội, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật dân gian phục vụ người dân và du khách đến tham dự lễ hội.

Lễ hội thường kéo dài 3-4 ngày. Lễ hội gồm 2 phần, phần lễ và phần hội. Sau lễ cầu cúng tôn nghiêm theo nghi thức cổ truyền, chương trình lễ hội gồm có nghi thức lễ, rước lân, biểu diễn múa lân của các đội lân trong và ngoài tỉnh. Bên ngoài hội là các trò chơi dân gian như hò bài chòi, chơi đu… Đặc biệt, trong những ngày này, chương trình hát tuồng và dân ca kịch khu 5 thường xuyên biểu diễn phục vụ khách tham gia hội do Nhà hát nghệ thuật truyền thống Khánh Hoà thực hiện.