Định hướng phát triển
THÀNH PHỐ NHA TRANG LÀ ĐÔ THỊ HẠT NHÂN
Phát triển thành phố Nha Trang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò một cực tăng trưởng quan trọng, cửa ngõ hội nhập quốc tế của tỉnh Khánh Hòa. Phát triển nhanh đô thị thông minh, hạ tầng đồng bộ, giữ vai trò trung tâm giáo dục đào tạo và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao của vùng và cả nước. Phát triển mạnh khoa học công nghệ & đổi mới sáng tạo, hình thành khu công nghệ cao, trung tâm R&D, thu hút các công ty và chuyên gia công nghệ hàng đầu trong và ngoài nước. Tiếp tục khai thác các giá trị du lịch, văn hóa, dịch vụ để phát triển đa dạng các loại hình du lịch gắn với nghỉ dưỡng, tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, vui chơi giải trí và tổ chức sự kiện, phát triển các dịch vụ mới như nghỉ dưỡng, lưu trú dài hạn kết hợp chăm sóc y tế, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.
HUYỆN DIÊN KHÁNH LÀ ĐÔ THỊ SINH THÁI, VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
Diên Khánh thuộc vùng kinh tế động lực trung tâm, gắn bó chặt chẽ, bổ trợ và tương hỗ phát triển với thành phố Nha Trang. Diên Khánh được định hướng phát triển các ngành công nghiệp chế biến; nông nghiệp sạch; nông nghiệp sinh thái gắn với du lịch; trung tâm y tế mới của tỉnh và của vùng; dịch vụ thương mại; giải trí; công nghệ cao gắn với đào tạo đại học, vườn ươm doanh nghiệp.
THÀNH PHỐ CAM RANH LÀ ĐÔ THỊ DU LỊCH - LOGISTICS
Định hướng phát triển chính: đây là các đô thị cửa ngõ phía Nam Tỉnh Khánh Hòa, tận dụng lợi thế của Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh, Quốc lộ 1, đường bộ cao tốc Bắc Nam, đường sắt, đường biển (Cảng Quốc tế Cam Ranh) sẽ phát triển khu vực vịnh Cam Ranh là vùng trọng điểm về kinh tế, xã hội gắn với quốc phòng, an ninh. Trong đó, phát triển thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch – logistics
CAM LÂM TRỞ THÀNH ĐÔ THỊ SÂN BAY HIỆN ĐẠI, SINH THÁI, ĐẲNG CẤP QUỐC TẾ
Định hướng hình thành đô thị mới Cam Lâm tạo nền tảng để hình thành trung tâm du lịch, trung tâm tài chính, kinh tế mới của tỉnh và khu vực.
HUYỆN VẠN NINH TRỞ THÀNH ĐÔ THỊ DU LỊCH BIỂN CAO CẤP
Huyện Vạn Ninh nằm ở khu vực phía Bắc Vịnh Vân Phong, với các động lực chính để phát triển bao gồm nằm trên tuyến giao thông cao tốc Bắc Nam, gần cảng hàng không Tuy Hoà, lợi thế cảng Đầm Môn và vịnh Vân Phong nước sâu và kín gió, vẫn còn nhiều dư địa phát triển. Huyện Vạn Ninh được định hướng hình thành một khu đô thị cửa ngõ phía Bắc của tỉnh Khánh Hòa, trở thành đô thị du lịch biển cao cấp gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị sinh thái và tự nhiên vùng vịnh Vân Phong, đồng thời là trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính, logistic
THỊ XÃ NINH HÒA LÀ ĐÔ THỊ CÔNG NGHIỆP
Khu vực trung tâm thị xã Ninh Hòa thuộc một phần trong Khu kinh tế Vân Phong. Khu vực này có lợi thế về giao thương khi nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A, tuyến cao tốc Bắc Nam, và tuyến đường cao tốc nối Vân Phong – Buôn Mê Thuột. Khu vực này cũng nằm gần cảng tổng hợp Nam Vân Phong. Theo Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định thị xã Ninh Hòa là đô thị công nghiệp, nơi đây sẽ hình thành một cụm đô thị công nghiệp - cảng quan trọng phía Bắc tỉnh Khánh Hòa.
KHÁNH SƠN & KHÁNH VĨNH
Huyện Khánh Sơn & Khánh Vĩnh được định hướng phát triển thành tiểu đô thị sinh thái núi rừng; đô thị du lịch cảnh quan & đặc sản địa phương.
HUYỆN TRƯỜNG SA
Huyện Trường Sa là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước. Định hướng phát triển kinh tế biển: ngư trường, dịch vụ hậu cần nghề cá, … gắn với quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền Biển đảo.
KHU KINH TẾ VÂN PHONG
Phát triển Khu kinh tế Vân Phong trở thành một trung tâm kinh tế biển hiện đại. Tổ chức không gian khu kinh tế thành 2 khu vực: Bắc Vân Phong và Nam Vân Phong.
Khu vực Bắc Vân Phong trở thành đô thị du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế. Phát triển du lịch biển cao cấp để khai thác giá trị tối đa từ lợi thế về vị trí, cảnh quan của khu vực. Kêu gọi đầu tư các khu nghỉ dưỡng hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp, thiết kế hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và vận hành theo các tiêu chuẩn quốc tế về bền vững của ngành du lịch. Xây dựng bến cảng đón tàu chở khách du lịch và du thuyền hạng sang. Phát triển cảng biển và dịch vụ hậu cần cảng. Định hướng lâu dài phát triển cảng trung chuyển quốc tế khi có đủ điều kiện. Thực hiện tốt công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên du lịch bền vững.
Khu vực Nam Vân Phong trở thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, cùng với các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch ven biển. Tập trung thu hút các dự án xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, các dự án công nghiệp trọng điểm với các ngành công nghiệp chủ lực như công nghiệp công nghệ cao, năng lượng, chế biến dầu khí, đóng tàu, công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành công nghiệp phụ trợ. Phát triển các cảng hàng hóa gắn với trung tâm logistics tại Nam Vân Phong để phục vụ cho cả khu vực Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.
Khu vực Bắc Vân Phong trở thành đô thị du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế.
Khu vực Nam Vân Phong trở thành trung tâm công nghiệp gắn với cảng biển, cùng với các dự án khu đô thị, dịch vụ du lịch ven biển.
VÙNG ĐỘNG LỰC THÀNH PHỐ NHA TRANG
Phát triển thành phố Nha Trang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực; phát huy hiệu quả hơn nữa vai trò một cực tăng trưởng quan trọng, cửa ngõ hội nhập quốc tế của tỉnh Khánh Hòa.
VÙNG ĐỘNG LỰC VỊNH CAM RANH
Phát triển khu vực Vịnh Cam Ranh là vùng trọng điểm về kinh tế, xã hội gắn với quốc phòng, an ninh; trong đó phát triển thành phố Cam Ranh là đô thị du lịch – logistics, huyện Cam Lâm trở thành đô thị sân bay hiện đại, sinh thái, đẳng cấp quốc tế.
CÁC HÀNH LANG KINH TẾ
Hành lang kinh tế Bắc - Nam: Là một bộ phận của hành lang kinh tế Bắc - Nam của quốc gia. Đây là hành lang kinh tế chủ đạo của tỉnh Khánh Hòa, gắn với trục giao thông Bắc - Nam, kết nối 3 vùng động lực phát triển, kết nối chuỗi đô thị ven biển, các hạ tầng cửa ngõ như cảng biển, cảng hàng không…
Hành lang kinh tế Đông - Tây (trên cơ sở trục giao thông QL 26, QL26B và Cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột): Kết nối khu vực phát triển đô thị, các trung tâm dịch vụ, du lịch, sản xuất công nghiệp ven biển với khu vực nội địa của tỉnh; kết nối khu vực Nha Trang - Vân Phong với tỉnh Đắk Lắk.
Hành lang Nha Trang - Diên Khánh - Khánh Vĩnh (trên cơ sở QL 27C và cao tốc Nha Trang (Khánh Hòa) – Liên Khương (Lâm Đồng)): Tăng cường hiệu ứng lan tỏa phát triển từ thành phố Nha Trang; kết nối tổng hợp cả về đô thị, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp; kết nối khu vực Nha Trang, Diên Khánh, Khánh Vĩnh với tỉnh Lâm Đồng.
Hành lang Cam Ranh - Cam Lâm - Khánh Sơn (trên cơ sở ĐT.656): Kết nối, lan tỏa phát triển từ khu vực ven biển, đồng bằng với trọng tâm là thành phố Cam Ranh và đô thị mới Cam Lâm với khu vực miền núi Khánh Sơn; kết nối về du lịch biển - đảo với du lịch sinh thái núi, rừng, văn hóa; kết nối giữa nông nghiệp - công nghiệp chế biến.