Danh nhân
Tháng 8/1885, quân Pháp đổ bộ lên cửa sông Cù Huân (Nha Trang), Trịnh Phong giao Thành Diên Khánh cho Lê Nghị trấn giữ, ông trực tiếp chỉ huy nghĩa quân chặn đánh quân Pháp tại cửa sông Cù Huân, Hòn Thơm, Hòn Đá Lố…
Dựa vào địa hình giáp biển và núi non chia cắt tạo nên thế hiểm trở, lãnh đạo phong trào đã cho thiết lập một hệ thống phòng thủ cửa biển ở Nha Trang, đồi Trại Thủy, Rọ Tượng, Hòn Khói, Dốc Thị, Tu Bông, sẵn sàng đánh bật các cuộc đổ quân từ biển của quân Pháp.
Cuối tháng 3-1891, trên mảnh đất này xuất hiện một người đàn ông phương Tây lạ lẫm, đó chính là A.Yersin. Vốn là một người có niềm say mê thám hiểm, sau khi vượt qua chặng đường dài từ nước Pháp đến nhiều nước trên thế giới, ông đã quyết định dừng chân ở đây.
Hòa thượng Thích Quảng Đức, thế danh là Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 (Đinh Dậu) tại thôn Hội Khánh, xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Ngài sinh trong một gia đình có 07 anh chị em, thân sinh là cụ Lâm Hữu Ứng và cụ bà Nguyễn Thị Nương.
Nguyễn Thị Ngọc Oanh, là một nhà trí thức, đã học xong tú tài ở trường Collège Francaise Hàn Thuyên – Nha Trang, rồi sau đó trở thành một nhà giáo. Trước cảnh quê hương đất nước đang bị giày xéo bởi ngoại bang, chị đã không sống an phận mà đến với cách mạng, để "đền nợ nước".
Hòa thượng Thích Ngộ Tánh họ Trịnh, húy Văn Bảo, sinh ngày 12-8-1940, tại thôn Mỹ Lợi, xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ngài xuất thân trong một gia đình nhiều đời thâm tín Tam bảo. Thân phụ là cụ ông Trịnh Dục, thân mẫu là cụ bà Huỳnh Thị Hội. Gia đình Hòa thượng có bảy anh em, ngài là người con thứ bảy trong gia đình.
Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, sinh ngày 02 tháng 02 năm 1929 (tính theo âm lịch là ngày 23 tháng Chạp năm Mậu Thìn – 1928), trong một gia đình nhà Nho bình dân yêu nước, tại làng Bình Trị, tổng Hiệp Trung, huyện Tân Định, phủ Bình Hoà, tỉnh Khánh Hoà (nay là làng Bình Trị, xã Ninh Bình, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà).